Cách phân loại và nhận biết Bu lông

Bu lông (bắt nguồn từ từ tiếng Pháp boulon /bulɔ̃/), còn được gọi là bu-loong, bù-loong, bù lon, là một sản phẩm cơ khí được sử dụng để lắp ráp, ghép nối các chi tiết lại thành một khối, là chi tiết kẹp chặt, thường có dạng thanh trụ, một đầu có mũ 6 cạnh ngoài hoặc trong (chìm), một đầu có ren (gọi là vít) để vặn với đai ốc.

Mối lắp ghép bằng bu lông có thể chịu được tải trọng kéo cũng như uốn rất tốt, nó lại có độ bền, độ ổn định lâu dài. Việc tháo lắp cũng như hiệu chỉnh mối ghép bu lông rất thuận tiện, nhanh chóng và không đòi hỏi những công nghệ phức tạp như các mối lắp ghép khác. Do có nhiều ưu điểm nên bu lông được sử dụng rộng rãi trong các máy móc, thiết bị công nghiệp, các công trình xây dựng, công trình giao thông, cầu cống... ở khắp mọi nơi trên thế giới.

Cấu tạo Bu lông Theo vật liệu chế tạo

Tùy thuộc vào mục đích sử dụng, cường độ hay môi trường làm việc mà bu-lông được sản xuất bằng những vật liệu khác nhau như: đồng, thép cacbon thường, thép cacbon chất lượng cao, thép hợp kim, thép không rỉ hay còn gọi là inox.

Bu lông được chế tạo từ các hợp kim màu, kim loại màu: Đồng, nhôm, kẽm. Loại bu-lông này được sản xuất từ chủ yểu để đáp ứng cho các ngành công nghiệp đặc thù về ngành điện, chế tạo máy bay, sản xuất và xử lý nước…

Bu lông chế tạo từ thép cacbon thường, thép hợp kim.

Bu lông phải qua xử lý nhiệt: bu-lông cường độ cao, bu-lông cấp bền 8.8, 10.9; 12.9. Bulông loại này được sản xuất bằng vật liệu thép hợp kim có cấp bền tương đương hoặc vật liệu có cấp bền thấp hơn rồi sau đó thông qua xử lý nhiệt luyện để đạt cấp bền sản phẩm theo yêu cầu của từng khách hàng.

Bu lông không qua xử lý nhiệt: Đây là loại bu-lông thường có cường độ thấp. Bu-lông loại này được sản xuất từ vật liệu thép có cơ tính tương đương và sau khi gia công và không cần xử lý nhiệt với cấp bền 4.8; 5.6; 6.6.



Cấu tạo Bu lông Theo phương pháp chế tạo và độ chính xác

Bu lông thô: Đây là loại bu-lông được chế tạo từ thép tròn, phần đầu được dập nguội hoặc dập nóng hoặc rèn, phần ren được tiện hoặc cán. Do sản xuất thủ công nên độ chính xác kém, được dùng trong các chi tiết liên kế không quan trọng hoặc trong các kết cấu bằng nguyên liệu gỗ.

Bu lông nửa tinh: Đây là loại bu-lông được chế tạo tương tự như bu lông thô nhưng được gia công thêm phần đầu Bu-lông và các bề mặt trên mũ để loại bỏ bavia.

Bu lông tinh: Đây là loại bu-lông được chế tạo cơ khí, với độ chính xác cao, bu-lông loại này được ứng dụng rộng rãi trong các ngành công nghiệp.

Bu lông siêu tinh: Đây là loại bu-lông được sản xuất đặc biệt có yêu cầu khắt khe về độ chính xác gia công cao, chúng được sử dụng trong các mối liên kết đặc biệt, có dung sai lắp ghép nhỏ, các ngành cơ khí chính xác.

>>> Xem ngay: Công dụng của Ê cu giá rẻ



Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Onlyfans Lookup – Try Top OnlyFans Sites

Keo 502 đại bàng và keo nến – So sánh ưu nhược điểm và ứng dụng

Nhận Biết Điểm Khác Biệt Giữa RP7 Chính Hãng và Hàng Giả